SUY NIỆM VỀ KINH KÍNH MỪNG

SUY NIỆM VỀ KINH KÍNH MỪNG

SUY NIỆM VỀ KINH KÍNH MỪNG

x

✠ DOCKINH.COM KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ TRÀN ĐẦY  

ÂN SỦNG CHÚA, THOẢ THUÊ PHÚC LỘC NGƯỜI BAN 

Việt Nam
Cảm tạ
Tin tức | 5656 lượt xem
SUY NIỆM VỀ KINH KÍNH MỪNG

 

Mỗi lời kinh Mân Côi là một đóa hoa hồng diễn tả tình yêu của chúng ta dành cho Mẹ. Thật vậy, vì đó chính là ý nghĩa sâu xa của phần thứ nhất trong kinh Kính Mừng:

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng bà gồm phúc lạ.

«Kính Mừng» có nghĩa là chúng ta ca mừng Đức Mẹ một cách kính cẩn ; và lời ca mừng này một phần đến từ lời ca mừng của sứ thần Gabrien, khi ngài đến gặp Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố Truyền Tin, mà bài Tin Mừng của ngày lễ thuật lại cho chúng ta: “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ơn sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28)

Và phần còn lại của lời ca mừng Đức Mẹ trong kinh Kính Mừng, đến từ lời ca mừng của bà Elizabet, trong biến cố Đức Mẹ thăm viếng: “Em được chúc phúc (nghĩa là có phúc lạ), hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc (nghĩa là cũng có phúc lạ)” (Lc 1, 42).

Thế mà, chúng ta không thể ca tụng Mẹ với cả tâm hồn, nếu chúng ta không yêu mến Mẹ, và chúng ta không thể yêu mến Mẹ, mà không ca tụng Mẹ. Bởi vì, nếu không có lòng mến, lời ca tụng chỉ là giả tạo, hay chỉ có trên môi miệng, chứ không chân thật, không phát xuất từ con tim. Chính tâm tình ca mừng Đức Mẹ với lòng cảm mến, sẽ chuẩn bị cho chúng ta đón nhận những ơn huệ mà Mẹ sẽ chia sẻ cho chúng ta, và cũng chính thái độ ca mừng này sẽ giải thoát chúng ta khỏi thái độ ngược lại là đóng kín, ghen tị và vô ơn, vốn rất tai hại cho mình và cho người khác. Như vậy, khi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta dùng lại lời của Sứ Thần Gabriel và lời của bà Elizabeth để ca tụng Đức Mẹ với lòng cảm mến; và chỉ sau khi ca tụng Mẹ, chúng ta chúng ta mới xin ơn:

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.

Trong lời cầu xin với Đức Mẹ, chúng ta tự nhận mình là “kẻ có tội”. Nếu chúng ta đọc lời này với sự chân thành của con tim, thì chắc chắn Mẹ đã cảm thương chúng ta rồi. Giống như khi còn bé, mỗi khi chúng ta thành tâm nhận lỗi, là cha mẹ đã bao dung và ôm chúng ta vào lòng rồi. Hơn nữa, Mẹ được ban ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, chính là để chăm lo cho chúng ta, bao dung chúng ta, chia sẻ cho chúng ta và cầu bầu cho chúng ta.

Lời cầu xin của chúng ta cũng thật là kín đáo và khiêm tốn. Thật vậy, chúng ta xin Mẹ cầu cho chúng ta, khi nay và trong giờ lâm tử. Kín đáo, vì chúng ta không xin điều gì đặc biệt, chỉ xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta thôi. Khiêm tốn, vì chúng ta ý thức về thân phận phải chết của chúng ta. Khi nay và trong giờ lâm tử, chúng ta đâu có biết còn bao xa, và chúng ta cũng không biết mình sẽ lâm tử như thế nào. Đọc lời nguyện xin này, dù chúng ta đang làm gì, ở độ tuổi nào, gặp khó khăn thử thách ra sao, chúng ta cũng được mời gọi chuẩn bị cho giờ lâm tử. Và chắc chắn, Mẹ không chỉ cầu bầu cho chúng ta, nhưng còn ôm chúng ta vào lòng để đưa chúng ta đi, đi trên đường đời và đi ngang qua sự chết để về Quê Trời, xum họp với Mẹ và những người thân yêu trong Nhà của Thiên Chúa.

Tóm lại, ca tụng rồi mới xin ơn, đó chính là qui tắc mà kinh Kinh Mừng dạy cho chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện trong mọi trường hợp. Và để ca tụng, chúng ta được mời gọi ra khỏi mình để nhận ra ơn huệ Thiên Chúa ban cho mình và cho người khác nữa.

Tóm lược từ Báo Công Giáo, Link bài viết đầy đủ https://bit.ly/2QBF9C1